Branding Thương hiệu – Giải đấu Esports: Phương thức thu hút khách hàng mạnh mẽ

Giải đấu Esports Tasse

Đa phần, khi nhắc đến Tổ chức giải đấu Esports thì các thương hiệu sẽ có phần dè dặt với chủ đề này. Để liệt kê ra thì cũng có tương đối những lí do để giải thích:

  • Chi phí tổ chức tốn kém
  • Không đủ số lượng tham gia
  • Ảnh hưởng đến doanh thu quán (Do nhường máy cho thi đấu)
  • Gamers săn giải rồi đi, không ở lại thương hiệu.

Và còn nhiều hơn nữa các rào cản khác nữa mà Tasse không tiện liệt kê ra đây.

Tuy nhiên, để đánh giá khách quan, các rào cản kể trên không hẳn được xem là vấn đề khi ta đặt để vào câu hỏi tổng quát: Tổ chức giải đấu Esports nhằm mục đích gì?

Cùng Tasse đi tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này nhé

 

Tính cộng đồng của mô hình Icafe

Giải đấu Esports Tasse

 

Đầu tiên, có lẽ nên cùng nhau nhìn nhận rõ hơn về mô hình Icafe một chút.

Khác với các quán Net truyền thống, nơi mà thế mạnh là giá cả chơi và chạy đua thiết bị, Icafe lại khai thác những khía cạnh có chiều sâu hơn – Cảm nhận của khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Đằng sau sự cảm nhận đó là không gian phòng Net mang tính thẩm mỹ, sự đa dạng của dịch vụ ăn uống, những nhu cầu được phục vụ đáp ứng liền mạch,… Như vậy, quán Net thế hệ mới vận hành gần giống như một quán café hơn là một quán game đơn thuần.

Nhưng, khác với quán café, tệp khách hàng của phòng Game vẫn còn tồn tại một Insight với tính cách và nhu cầu đặc thù hơn. Đó là Insight về Game.

Khi này góc độ để tiếp cận tệp khách hàng có thể xem xét họ như những vận động viên thể thao. Vì gamers luôn luyện tập hằng ngày để cải thiện kĩ năng của mình, chinh phục những thứ hạng trong loại Game họ yêu thích. Từ đó, phát sinh ra những nhu cầu cũng có phần đặc thù hơn: Nhu cầu được show off kĩ năng và nhu cầu được giao lưu, so tài với những gamers khác.

Bằng một cách tình cờ, tệp khách hàng này tụ họp lại với nhau, tạo nên những hội nhóm nhỏ lẻ. Gần như tất cả mọi quán Game đều ít nhiều sở hữu những hội nhóm như vậy, chỉ là thường thì chủ đầu tư không nhận ra họ thôi.

 

Giải đấu Esports – Nền tảng xây dựng cộng đồng

 

Giải đấu Esports Tasse

 

Đặc điểm chung của những hội nhóm này là nhu cầu được thể hiện và nhu cầu được giao lưu của họ là rất cao. Đến mức họ chủ động thành lập nên (sự chủ động ở phía khách hàng thường rất ít) và luôn cố gắng duy trì hoạt động thường xuyên.

Tuy nhiên, dựa vào độ tuổi và thói quen của khách hàng, đa phần các hội nhóm này thường sẽ có tuổi thọ chừng 1 năm. Tuổi thọ ngắn là do họ gặp quá nhiều khó khăn trong việc kết nối với nhau để duy trì động lực hoạt động.

Nhìn nhận theo cách đó, nếu như phòng Net khai thác vào họ, tạo ra sân chơi và hỗ trợ họ trong công cuộc đam mê sẽ là cách mà khiến cho tệp khách hàng này nảy sinh những tình cảm nhất định với thương hiệu và gắn bó lâu dài hơn.

Và Giải đấu Esports có thể xem là nền tảng để thương hiệu có thể làm được điều đó!

Gamers là tệp khách hàng rất chủ động trong việc giao lưu và kết nối. Nhưng kỳ thực, động lực của họ chưa đủ để có thể liên tục kết nối với những đồng đội mới do những khó khăn trong giao tiếp và đánh giá về trình độ. Do đó, khi tham gia vào giải đấu mà thương hiệu tạo ra, các gamers sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm và kết nối được những “đối thủ” trong khu vực của họ, đánh giá được trình độ chơi Game của đối thủ và tiện lợi trong việc mở lời “gạ kèo”

Không dừng lại ở đó, trong quá trình giải đấu mở ra, các tệp khách hàng khác cũng sẽ được tiếp cận các thông điệp về giải. Kết quả những trận đấu sẽ trở thành đề tài tranh luận giữa khách hàng với nhau, thôi thúc họ phải tương tác với nhau và với Thương Hiệu. Dựa vào việc tương tác thường xuyên với thương hiệu, khách hàng sẽ luôn được nhắc nhở và gia tăng độ thân thiết qua từng ngày. Phòng Game khi này sẽ xây dựng được một cộng đồng khách hàng trung thành với quán.

Những hiệu quả thực tế khai thác từ cộng đồng

 

Giải đấu Esports Tasse

 

Ở đoạn mở đầu bài viết, Tasse đã đề cập đến những rào cản trong việc tổ chức giải đấu. Vậy để quý khách hàng có thể có một góc nhìn tổng quát, phần này Tasse sẽ chia sẻ về những hiệu quả từ việc khai thác Cộng đồng mà Phòng Net có được sau khi Tổ chức giải đấu.

Xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành Tasse đã đề cập là một hiệu quả đầu tiên dễ dàng nhìn thấy. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức giải đấu, các thông điệp về giải sẽ được Marketing truyền thông bằng nhiều cách khác nhau đến các nền tảng online và offline. Khi này, không chỉ với các khách hàng quen của quán, thương hiệu cũng sẽ tương tác được với những tệp khách mới và để lại cho họ một thông điệp giống như lời mời đến trải nghiệm. Tệp khách hàng của Game Net có nhu cầu được tề tựu đông vui và giải đấu là nơi mà họ sẽ muốn đến để thỏa mãn điều đó. Khi này, phòng Game sẽ có một cơ hội để chinh phục những khách hàng mới bằng dịch vụ, không gian và thiết bị của mình.

Ngoài ra, suốt quá trình diễn ra giải đấu Esports, Quán Icafe hoàn toàn có thể chủ động khai thác về nhu cầu F&B của khách hàng. Thời lượng giải đấu thường sẽ diễn ra khá lâu, điều này sẽ làm nảy sinh nhu cầu ăn uống đến với hầu hết mọi người. Từ đó, chỉ cần một tác động nhỏ để tạo động lực cho khách hàng quyết định (ví dụ như discount 10% Menu), phòng Game sẽ có thể dễ dàng khỏa lấp được lượng doanh thu trong một ngày.

Merchandise cũng là một khía cạnh có thể khai thác, phòng Game có thể tạo nên những sản phẩm quà tặng đặc thù của thương hiệu và ra mắt trong ngày thi đấu. Kế hoạch này có thể xem xét về đường dài hoặc ngắn hạn tùy thuộc vào nhu cầu của tệp khách. Những sản phẩm có thể được tặng cho Gamers tới tham gia để tạo tiền đề cho việc phát sinh nhu cầu cho Bộ sản phẩm Merchandise của quán sau này, hoặc ngắn hạn thì upsale bán các sản phẩm đó ngay trong đợt (đặt để khách vào góc nhìn sản phẩm limited). Tuy nhiên, việc phát triển và tạo ra sản phẩm merchandise sẽ cần phải được tính toán kĩ lưỡng nhằm đảm bảo được hiệu ứng viral của sản phẩm và kích thích nhu cầu của khách hàng.

Và sau cuối, khi giải đấu diễn ra hoàn tất, Thương hiệu phòng Game còn sở hữu cho mình những hội nhóm cộng đồng trên các nền tảng mạng xã hội (Group Facebook, Group Zalo, Discord,…) có tương tác mạnh mẽ. Đây là tiền đề để thương hiệu duy trì tương tác và kích thích các nhu cầu của khách bằng các thủ thuật seeding. Việc tương tác này sẽ tạo nên những tệp khách hàng trung thành gắn bó đường dài với thương hiệu.

 

Kỳ thực, lợi ích thực tiễn của giải đấu Esports sẽ không được nhìn nhận theo mặt lý tính và ngắn hạn. Đây là một câu chuyện đường dài dành cho những thương hiệu nhắm đến sự bền vững trong kinh doanh.

Dưới góc nhìn qua nhiều dự án, Tasse nhận ra tồn đọng sau việc tổ chức giải đấu là muôn vàn những rủi ro và rào cản. Song, những cơ hội và hiệu quả khai thác được cũng đồng hành song song. Và nhiệm vụ của chúng tôi là đồng hành cùng khách hàng tìm kiếm những cơ hội trong rủi ro như vậy.

Những chia sẻ trên chỉ là những tổng quát sơ bộ về một giải đấu Esports, để mà vào chi tiết hơn, có lẽ những bài viết là không đủ. Nên nếu như quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu và chia sẻ những quan điểm về việc Tổ chức giải đấu, đừng ngại liên hệ Tasse để có thể được giải đáp nhé!

Hiện Tasse đang có gói quà tặng 𝐆𝐨́𝐢 𝐪𝐮𝐚̀ 𝐭𝐚̣̆𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̛̉𝐢 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐢̀𝐧𝐡 𝐤𝐢𝐧𝐡 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐆𝐚𝐦𝐞 𝐍𝐞𝐭 𝐓𝐑𝐈̣ 𝐆𝐈𝐀́ 𝟏𝟓𝟎 𝐓𝐑𝐈𝐄̣̂𝐔 – 𝐌𝐢𝐞̂̃𝐧 𝐩𝐡𝐢́ 𝐆𝐨́𝐢 𝐓𝐨̂̉ 𝐂𝐡𝐮̛́𝐜 𝐆𝐢𝐚̉𝐢 đ𝐚̂́𝐮 𝐄𝐬𝐩𝐨𝐫𝐭𝐬 dành cho những chủ đầu tư đang có nhu cầu đặt chân vào hành trình kinh doanh Game Net. Tìm hiểu thêm về Chương trình Khuyến Mãi lớn nhất năm của Tasse tại: https://tasse.vn/by-tasse-tung-bung-chuong-trinh-khuyen-mai-kinh-doanh-game-net-bung-no-nhat-nam-2025/