Mô hình kinh doanh tiệm Net đã trở thành một loại hình giải trí phổ biến thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Nhu cầu ngày càng tăng cao, dẫn đến ngày càng nhiều các phòng Game ra đời. Tuy nhiên, chỉ rất ít trong số đó mới có thể chạm được vào khái niệm “thành công” và tồn tại trong chiến trường đầy khốc liệt này.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại trong ngành “dịch vụ” này bắt nguồn từ một tư duy kinh doanh có phần lỗi thời. Một phần không nhỏ các chủ quán Net tập trung quá nhiều trong việc đầu tư máy móc, thiết bị mà bỏ quên đi mất hai yếu tố quan trọng không kém là KHÔNG GIAN – DỊCH VỤ
Sai lầm khi bị cuốn vào cuộc “chạy đua” máy móc, thiết bị:
Trước đây, vào khoảng những năm 2010 – 2015, các quán Net Cyber mọc lên nhiều vô số kể. Với mô hình đầu tư nhiều vào máy móc, trang thiết bị, khách hàng tiềm năng của họ là những Game thủ “mì ăn liền”, vãng lai. Thời điểm đó, khi công nghệ chưa phát triển, mô hình kinh doanh này mang lại lợi nhuận đáng kể cho các chủ phòng Game. Từ đó, ngày càng thêm các phòng Game mới ra đời và dẫn đến sự bão hoà của ngành nghề này.
Những mô hình kinh doanh này tuy mang lại lợi nhuận khá ổn nhưng có một điểm yếu rất chí mạng. Họ không mang lại 2 yếu tố quan trọng trong ngành dịch vụ là “giá trị giữ chân” và “giá trị quay lại” của khách hàng. Điều đó được chứng minh vào thời điểm năm 2017 – 2018, khi mà cuộc bùng nổ về Game xảy ra cùng với kinh tế xã hội phát triển. Các Game thủ có xu hướng tự build máy ở nhà để chơi Game cùng với việc cạnh tranh lí tính (đua nhau giảm giá giờ chơi) của các phòng máy. Những điều đó đã đưa mô hình Cyber tới tình trạng báo động.
Và khi này, cuộc “chạy đua vũ trang” trong ngành Game Net đã bắt đầu. Để có thể mời gọi các Game thủ tới chơi, các chủ phòng Game đã đầu tư thật nhiều vào hệ thống máy móc, thiết bị. Một phần để có dàn máy mạnh hơn máy của các Game thủ tại gia, tạo ra USP ( Unique Selling Point – Điểm mạnh kinh doanh) của thương hiệu mình. Tuy nhiên, sự thật thì ngoài “cạnh tranh” với dàn máy của Game thủ, họ cũng đang cạnh tranh với nhau. Nói ngắn gọn thì tại thời điểm đó, “phòng nào máy mạnh hơn” thì thắng. Và lợi thế nghiêng hẳn về các phòng máy “ra đời” sau. Nhưng người “thắng lợi” lớn nhất, theo tôi nghĩ, lại là những đơn vị cung cấp máy móc, thiết bị.
Có một sự thật là các tựa Game được update mỗi ngày, kèm theo sự ra đời của các tựa Game mới (nhất là các tựa Game Esports) đòi hỏi cấu hình máy phải cao hơn. Nên nếu tại một thời điểm, có thể quán Net của bạn đang có một dàn máy “mạnh nhất”, nhưng chỉ sau một tuần, điều đó không còn chính xác nữa. Yếu tố này tạo ra một sự thiếu ổn định vô cùng nhức nhối đối với chủ phòng Game. Và một quán Net ra mắt sau ở gần khu vực bạn, dàn máy mạnh hơn, giá thành giờ chơi rẻ hơn vì họ đã đầu tư dựa vào thị trường lúc đó. Vậy là bạn sẽ bắt buộc phải update phòng máy để kéo khách về phía mình? Không đơn giản chút nào, đúng chứ? Khi update máy thì sẽ kéo theo phải update cả một hệ thống. Chi phí cũng sẽ rất “chát”.
Ngoài ra, việc Game thủ không “chọn ở lại” với thương hiệu kèm theo vấn đề phải tính tới việc update dễ dẫn chủ phòng Game tới một trạng thái “hụt hơi” trong cuộc “chạy đua” này. Việc thu hồi vốn lúc này dường như bất khả thi và thua lỗ là chuyện đang xảy ra trước mắt. Một áp lực cực lớn đè nặng lên chủ các phòng Game, giết chết đi tinh thần dịch vụ của quán. Và cuối cùng, phá sản là điều khó tránh khỏi.
Nói như vậy để chúng ta cùng nhìn rõ được tư duy đầu tư chủ yếu vào máy móc, thiết bị là một tư duy có tính chất lỗi thời, không còn phù hợp với hiện tại.
Không gian – yếu tố cực quan trọng mà rất dễ bị bỏ qua:
Kì thực mà nói, đa số mọi người đang hiểu hơi “lệch” một chút về ngành kinh doanh quán Net hiện nay. Câu hỏi thường được đặt ra là: “Thời này, còn ai đi chơi Net nữa?” hay nói cách khác: “Tại sao phải ra Net chơi khi ở nhà có máy, điện thoại có Wifi?”
Để trả lời cho câu hỏi khá hóc búa này, Tasse sẽ dùng một câu hỏi khác: “Tại sao chúng ta lại đi uống café ở quán café?”
Đúng rồi, một phần cũng giống như kinh doanh café, khách hàng không tới quán Net để “chơi Net” nữa, họ tới đó để giải trí. Và khi nói tới tới giải trí, cần phải nêu lên hai yếu tố cực kì quan trọng là Không gian và Dịch vụ.
Không gian đề cập ở đây không chỉ nói về hình thức trang trí. Không gian bao gồm cả ánh sáng, không khí, độ rộng rãi của chỗ ngồi và âm thanh của quán. Một không gian sạch sẽ, ánh sáng vừa đủ không gây khó chịu, không ồn ào và chỗ ngồi thoải mái sẽ mang lại cảm giác tích cực cho Game thủ. Cảm giác tích cực này sẽ mang tới sự yêu thích thương hiệu và “giá trị quay lại”.
Khi nhắc tới một thương hiệu phòng Game, ít ai đề cập tới các tựa Game của phòng đó có. Bởi vì đa số những Game online đang Hot thì dường như quán nào cũng sẽ có. Vậy họ sẽ cân nhắc về điều gì?
“Quán X ngồi thoải mái lắm, qua đó đi”
“Quán Y không ồn ào để ngồi chơi cho khoẻ, đỡ mệt”
Ắt hẳn là những câu nói này đã xuất hiện trong những cuộc trò chuyện hằng ngày của các Game thủ, đúng chứ? Và đó cũng là những câu trả lời cho câu hỏi đã đặt ra ở trên. Lúc mà X và Y là tên thương hiệu của bạn, nghĩa là thương hiệu của bạn đã được khách hàng yêu thích và “quay lại” với quán.
Không những vậy, không gian tốt còn mang lại một giá trị khác tạo ra lợi nhuận tốt cho quán Net. Khi Game thủ cảm thấy thoải mái lúc ngồi chơi, sẽ dẫn tới trường hợp giữ chân Game thủ ở lại lâu tại quán. Những nhu cầu ăn uống sẽ phát sinh ra, tạo tiền đề để các chủ phòng Game phát triển thêm dịch vụ F&B cho thương hiệu.
Dịch vụ F&B – tạo nên sự trung thành của khách hàng
Một sự thật nhỏ ít ai biết là, đôi khi đối với các quán Net, các món ăn ở quán mới là dấu ấn quan trọng làm cho khách hàng nhớ đến quán. Không phải tự nhiên mà “mì quán Net” trở thành một thương hiệu ẩm thực nổi tiếng trong lòng giới trẻ. Với điều đó, hoàn toàn có thể nhận ra rằng F&B đóng một vai trò không hề nhỏ trong công cuộc xây dựng thương hiệu của bất kì quán Net, phòng Game nào.
Lúc trước, trong giai đoạn target khách hàng “mì ăn liền”, các chủ phòng Net thường hay bỏ qua dịch vụ này. Với lối tư duy đầu tư hoàn toàn chi phí vào máy móc, thiết bị, họ có xu hướng cho rằng việc đầu tư F&B là tốn kém. Nguyên nhân chính của điều này bắt nguồn từ việc các phòng Game không có cách kiểm soát, quản lý được chất lượng cũng như số lượng của đồ ăn và thức uống. Những yếu tố đó tạo ra sự hao hụt nhất định. Và họ đã đánh mất một USP của mình khi dần bỏ đi F&B như vậy.
Ở thời điểm tại, đa phần các Game thủ hiện đại có thể tự build dàn máy tại nhà. Vậy tại sao họ phải đến quán Game nếu như quán thiếu đi những dịch vụ tốt cho họ?
Mô hình Game Net hiện đại không chỉ còn là một quán Net bình thường nơi mà mọi người tới chỉ để chơi Net nữa. Xin nhắc lại, một quán Game đã trở thành một nơi để giải trí, một không gian để tụ tập và giao lưu cùng bạn bè. Vậy là mô hình Icafe ra đời để phục vụ cho mục đích đó.
Với cách quản lý khoa học, kiểm soát tốt nguyên liệu cần để chế biến các món ăn và thức uống, Icafe để lại trong khách hàng ấn tượng tốt không chỉ qua các tựa Game, không gian quán mà cả trong các món ăn, uống chỉ có tại quán. Kết hợp tất cả yếu tố đólại với nhau, các phòng Game sẽ giữ chân khách ở lại lâu hơn, tạo ra được sự yêu thích và trung thành với thương hiệu của mình, thúc ép họ quay lại.
Để có thể hiểu rõ hơn về Icafe, bạn có thể tìm hiểu tại đây: https://tasse.vn/gia-thi-cong-quan-Net-i-cafe-duoc-gioi-tre-ua-chuong/
Những rào cản tâm lí ngăn phòng Game chuyển mình
Dựa vào những điều trên, có thể thấy rõ rằng việc đầu tư đa số chi phí vào máy móc, thiết bị đã là một tư duy tương đối lỗi thời. Tỷ trọng đó cần phải thay đổi và phân bổ thêm cho các yếu tố khác ví dụ như Không gian và F&B.
Tuy nhiên, đối với những phòng Game đã tồn tại lâu, một tâm lí chung là “ngại thay đổi” luôn tồn tại trong tư duy.
Điều đầu tiên mà các chủ phòng Game này trăn trở có lẽ là mất khách hàng. Quá trình cải tạo lại một cơ sở đòi hỏi sẽ ngốn một lượng thời gian nhất định. Khách hàng quen sẽ tìm tới quán Net khác để chơi và dần sẽ quên mất đi thương hiệu của mình.
Cùng với đó, nỗi nghi hoặc về trình độ của đơn vị cải tạo cũng là một cơn nhói buốt. Khi đơn vị đó thi công không được như ý muốn của mình dẫn đến vấn đề về tính hiệu quả của công trình. Nói dễ hiểu là dù cải tạo xong vẫn không mang lại hiệu quả, sinh lời lập tức từ điều đó. Nên các chủ phòng Game thường sẽ đắn đo trong việc quyết định cải tạo.
Hơn thế nữa, có thể do đã theo lối tư duy cũ quá lâu, hình thành thói quen, thì rất khó để các chủ phòng Game có thể tin vào mô hình, tư duy kinh doanh mới sẽ mang lại những giá trị lợi nhuận.
Những rào cản tâm lí đó đã ngăn các quán Net này chuyển mình. Cộng dồn vào đó là áp lực khi kinh doanh gặp tình trạng trì trệ, lỗ vốn. Đối thủ cạnh tranh thì ngày càng nhiều, cũng ngày càng làm tốt hơn. Vậy thì lối thoát nào cho tình trạng “kẹt cứng” này?
Thay vì cứ tiếp tục oằn mình để “gồng gánh” với sự trì trệ trong kinh doanh, thì ngay bây giờ, hãy thay đổi lối tư duy đã lỗi thời, gạt bỏ đi nỗi trăn trở về mất khách hay nghi hoặc về tính hiệu quả của cải tạo. Hãy đưa ra quyết định mang tính bước ngoặt và quyết liệt triển khai khi đã tìm hiểu kĩ.
Khoác lên cho thương hiệu một tâm thế vững vàng, một tấm áo mới, một tư duy mới để đối mặt những thử thách trong công cuộc kinh doanh Game Net đầy khó khăn này.
Hơn ai hết, chúng tôi rất hiểu những trăn trở của quý khách hàng bởi Tasse cũng đã từng lắng nghe được rất nhiều những điều tương tự của khách hàng mình trong suốt quá trình đồng hành và phát triển. Vì vậy, chúng tôi đã dày công tạo nên Chiến dịch “New me New Life”: Một chiến dịch dài hơi với mong muốn đồng hành cùng các phòng máy Đã và Đang kinh doanh có thêm lựa chọn tái thiết lập vòng đời mới phòng Game của mình một cách hiệu quả, tiết kiệm, hiện đại và bền vững
“New me New Life” – đồng hành cùng sự chuyển mình ngành Icafe
“New me New Life” là một chiến dịch với mong muốn đồng hành cùng các phòng máy Đã và Đang kinh doanh trong công cuộc tái thiết lập vòng đời. Cùng “New me New Life”, việc đầu tư cải tạo phòng Game của quý khách hàng sẽ có được một sự phân bố tỷ trọng logic giữa cải tạo máy – không gian – dịch vụ. Từđó, thúc đẩy kinh doanh và tạo ra lợi nhuận của khách hàng.
“New life” – đồng hành cùng suốt vòng đời mới
Khi kinh doanh trong ngành Game Net, ta dễ dàng nhận ra được một sự thật tất yếu là vòng quay thiết bị, máy móc sẽ rơi vào khoảng 3-5 năm. Các chủ phòng Game buộc phải update dàn máy của mình sau chừng ấy thời gian bởi vì sự phát triển của công nghệ. Và Tasse khi bắt đầu build up dàn máy cho chủ đầu tư cũng đã tính tới sự việc không thể tránh khỏi này.
Sự thật là khi đầu tư dàn máy, nếu như chọn mức chi phí thấp nhất thì máy sẽ không đủ mạnh để có thể chạy những tựa Game mà khách hàng của quán yêu thích. Còn nếu như tập trung chi phí cao nhất vào dàn máy thì khó thu hồi vốn. Vì những lí do đó, hệ thống máy móc, thiết bị của Tasse nhắm đến tính chất khoa học, tiết kiệm và tối ưu nhất. Hiệu quả là mục tiêu mà chúng tôi nhắm đến. Vì vậy hệ thống máy móc mang đến cho khách hàng vừa phải tiết kiệm để phù hợp với sự phân bố ngân sách đã bàn trước với khách mà vẫn mang tính tối ưu, vừa phải tạo điều kiện cho việc update sau vòng quay 3-5 năm trở nên dễ dàng và đỡ mất chi phí hơn trong tương lai.
Ngoài ra, đối với không gian, mặt bằng của cơ sở, Tasse mong muốn mang đến cho đối tác một thiết kế mang tính khoa học và duy mĩ. Dựa vào kinh nghiệm qua nhiều dự án của mình, chúng tôi sẽ tạo ra cho đối tác một Không gian tối ưu nhất cho trải nghiệm của các Game thủ khi tới phòng Game, tập trung vào tính bền vững và lâu dài của không gian đó. Hơn thế nữa, Tasse cũng sẽ cung cấp đầy đủ hồ sơ kĩ thuật và bản vẽ thiết kế, nhằm tạo điều kiện cho đối tác có thể chủ động thay đổi không gian theo cá tính của mình, bảo trì, sửa chữa dễ dàng hơn bao giờ hết mà không cần tốn quá nhiều chi phí.
Không những vậy, chúng tôi còn cung cấp cho khách hàng bộ công thức với hơn 50 món đồ ăn, thức uống độc quyền chỉ có ở Tasse. Bộ công thức này tập trung vào việc nghiên cứu Insight của Game thủ, đã qua thử nghiệm và vận hành thực tế hiệu quả. Tạo tiền đề thiết lập nền tảng F&B cho phòng Game một cách khoa học, chuyên nghiệp; Giúp việc kiểm soát chất lượng và quản lí nguyên vật liệu tối ưu nhất. Khách hàng không cần phải quá lăn tăn trong việc kiểm kê số liệu và liều lượng của nguyên liệu mà có thể áp dụng vận hành ngay. Tasse tự hào là đơn vị duy nhất mang đến điều này cho thị trường.
Ngoài các yếu tố trên, hành trình đồng hành cùng Tasse còn hỗ trợ những giải pháp Marketing chuyên biệt phù hợp cho phòng máy của khách hàng. Với kinh nghiệm qua nhiều dự án thành công và nhân rộng được mô hình kinh doanh của khách hàng, chúng tôi sẽ mang đến cho quý khách hàng những chiến lược và kế hoạch Marketing thúc đẩy cả doanh thu lẫn thương hiệu.
Trong quá trình kinh doanh phòng Game, khách hàng tất nhiên sẽ gặp những vấn đề về kỹ thuật máy móc. Ngoài việc bảo hành nhanh chóng và hiệu quả với phòng bảo hành chuyên nghiệp Tasse care, chúng tôi cũng khuyến khích khách hàng tìm hiểu và nắm rõ cách xử lí các vấn đề kĩ thuật đặc thù một cách chủ động bằng giải pháp S-tech – những khoá học nhỏ, được tổ chức và xây dựng một cách thực tế, dễ hiểu nhằm đào tạo ra những nhân sự kỹ thuật cơ hữu cho phòng máy của khách hàng. Trong tương lai, Tasse mong muốn mở rộng hệ sinh thái này của chúng tôi, tạo ra thêm những khoá học chuyên sâu về quản lý, marketing,… cho phòng Game.
Việc đào tạo nhân sự chuyên môn theo chúng tôi là bước chuẩn bị cốt lõi cho giai đoạn phát triển thêm nhiều chi nhánh hoặc mở rộng quy mô kinh doanh của khách hàng trong tương lai.
“New me” – Một tâm thế mới sẵn sàng cho thử thách
Tuy nhiên, để có thể có được một “New life” đầy hiệu quả, cần phải có một “New me” đầy mạnh mẽ. Kì thực mà nói, dù mặt bằng, hệ thống máy tính hay dịch vụ có thay đổi nhưng nếu không có một tinh thần kiên định để theo đuổi thì cũng khó có thể thành công.
Bản chất của phát triển là thay đổi để tốt hơn. Vì vậy khi muốn cơ sở phòng Game của mình phát triển, cũng cần phải thay đổi về mặt tâm thế. Cần phải nghiêm túc xem đây là một ngành nghề vô cùng tiềm năng, phát triển tốt. Quyết liệt với quyết định chuyển mình. Kiên trì trên hành trình kinh doanh. Không ngừng update kiến thức và rèn luyện, phát triển để có thể vươn tới những mục tiêu cao hơn nữa.
Nói như vậy vì Tasse cũng đang không ngừng cải thiện mỗi ngày, để có thể vững bước đồng hành cùng quý khách hàng trên con đường kinh doanh này.
Để có thể hiểu hơn về chiến dịch “New me New Life”, hãy liên hệ chúng tôi nhé.